Nâng cấp SSD
Ổ cứng SSD đã dần trở thành một phần không thể thiếu trong việc nâng cấp máy tính. SSD có tốc độ truy xuất dữ liệu cao vượt trội, tốc độ đọc và viết trung bình từ 400 - 500 MB/S mang đến một trải nghiệm nhanh chóng và mượt mà khi người dùng sử dụng để cài hệ điều hành hay những thao tác trong máy tính. Tuy nhiên giá thành của nó lại vô cùng dễ tiếp cận, nếu máy tính của bạn chưa có ổ cứng SSD thì hãy nâng cấp ngay nhé, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt mà nó mang lại.
Nâng cấp HDD dung lượng cao hơn
Nâng cấp SSD + kết hợp nâng cấp HDD dung lượng cao hơn
Thêm thanh RAM mới
Điều quan trọng nhất khi áp dụng cách nâng cấp máy tính này, đó là phải đảm bảo chắc chắn việc sử dụng CPU mới sẽ hoàn toàn tương thích với bo mạch chủ và socket của chiếc máy tính. Tốt nhất, hãy dùng đến CPU –Z để xem thông tin hiển thị ở phần Package và sau đó lựa chọn loại CPU phù hợp nhất.
Nâng cấp GPU (Card đồ hoạ)
Đối với game thủ không tham gia chơi game thực tế ảo hay là game 4K, thì cách nâng cấp máy tính để bàn hiệu quả và tiết kiệm nhất, đó là nâng cấp GPU. Bởi hiện nay, có rất nhiều loại GPU sở hữu mức giá tầm trung phù hợp với nhiều game thủ.
Bên cạnh đó, vẫn có dòng GPU cao cấp dành cho những ai có nhu cầu. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng dòng cao cấp này cần phải có chân cắm nguồn 6 chân hoặc là loại 8 chân.
Nâng cấp màn hình cho máy tính
Chiếc màn hình máy tính cũ của bạn có độ phân giải thấp làm cho trải nghiệm game của bạn không thực sự đã. Vậy nên bạn hãy nâng cấp cho mình một chiếc màn hình có độ phân giải Full HD và tấm nền tốt, tần số quét cao giúp bạn cảm thấy thoải mái và Pro hơn khi sử dụng máy.
Nâng cấp phụ kiện máy tính mới (bàn phím, chuột, tai nghe)
Trang bị một bàn phím, chuột, tai nghe mới cũng giúp trải nghiệm chơi game trở nên ấn tượng hơn. Đây cũng là giải pháp mà nhiều game thủ lựa chọn hiện nay, khi muốn nâng cấp máy tính bàn để chơi game hiệu quả hơn.
Nâng cấp Mainboard máy tính
Dưới đây là bảng phân tích các bo mạch chủ có trong hình. Các bo mạch chủ này được đo khi ở vị trí thẳng đứng.
Kích thước | Chiều rộng | Chiều cao | Tiêu chuẩn chính thức |
Mini ITX | 6,7 inch | 6,7 inch | Có |
Micro ATX | 9,6 inch | 9,6 inch | Có |
ATX | 9,6 inch | 12 inch | Có |
E-ATX | 13 inch | 12 inch | Có |
SSI EEB | 13 inch | 12 inch | Có |
XL-ATX | 10,3 inch | 13,5 inch | Không |
HPTX | 15 inch | 13,6 inch | Không |
Lưu ý về socket của Processor – bộ vi xử lý:
Yếu tố cần chú ý tiếp theo là socket hỗ trợ đối với các dòng CPU nhất định. Nếu thông số socket trên mainboard và CPU khác nhau, bạn sẽ không thể sử dụng được. Hiện tại, 2 hãng sản xuất CPU lớn nhất thế giới là Intel và AMD đều có những mẫu bộ vi xử lý và chuẩn socket phù hợp với sản phẩm của họ. Do vậy, các bạn hãy lựa chọn CPU trước rồi những thành phần khác sau.
Các chuẩn socket của Intel thường có tên khá “thân thiện”, ví dụ Socket H, và một số tên đậm chất “kỹ thuật” như LGA 1156, trong đó LGA là viết tắt của Land Grid Array và 1156 là tổng số chân. Khi muốn tìm hiểu thông tin về socket của CPU và mainboard, cách tốt nhất là bạn truy cập thẳng vào website chính thức của nhà sản xuất.
1 điểm nữa về các dòng sản phẩm của Intel là khả năng tiêu thị điện khá thấp, ví dụ socket 441 dành cho bộ vi xử lý Atom với mức tiêu thụ ở mức bình thường, còn socket H cho Celeron, Core i3, Core i5, và Core i7 800 thì ở mức cao hơn, tương tự như vậy với socket B dành cho dòng Core i7 900.
Còn đối với AMD thì khác, họ không thường xuyên thay đổi như Intel, trong vòng 5 năm qua hãng chỉ tung ra 3 mẫu chính. Socket AM2, AM2+, và AM3 hỗ trợ hầu hết các dòng bộ vi xử lý hiện nay của AMD. Cụ thể, AM2 và AM2+ có thể sử dụng theo kiểu hoán đổi cho nhau, còn AM3 với khả năng hỗ trợ mạnh mẽ bộ nhớ DDR3.
Lưu ý về chipset:

Về mặt kỹ thuật, chúng ta có thể hiểu nôm na rằng: chipset là kiểu “giao tiếp” giữa các thành phần như CPU, RAM, VGA và một số thiết bị ngoại vi khác, đồng thời là sự kết hợp của chipset cầu bắc – Northbridge và chipset cầu nam – Southbridge.
Cụ thể hơn, Northbridge đảm nhận nhiệm vụ giao tiếp giữa CPU, RAM, và VGA. Đây cũng chính là nơi bạn sử dụng các tính năng như SLI/CrossFire và DDR3. Trên hầu hết các dòng CPU hiện nay của Intel và AMD, toàn bộ chức năng của Northbridge đều được tập trung trên bộ vi xử lý. Điều này cũng có nghĩa rằng càng ít các thao tác phức tạp dành cho bo mạch chủ và độ trễ ít hơn dành cho bộ vi xử lý khi truy cập tới những thiết bị yêu cầu tốc độ cao như RAM.
Khả năng tương thích và tích hợp nhiều công nghệ mới, cũng như hiệu suất hoạt động, đồng thời giới hạn về lựa chọn cũng bị thu hẹp. Ví dụ, khi AMD sở hữu ATI, họ hoàn toàn có thể “khóa” các dòng VGA dành cho gaming trong những tính năng nhất định, nếu bạn đang sử dụng bộ vi xử lý AMD. Nhưng điều này cũng khiến một số nhà sản xuất như Nvidia bị “đá” văng khỏi thị trường chipset Northbridge – vốn đã từng là tên tuổi lớn phát triển Northbridge dành cho bộ vi xử lý Pentium 4 ngày trước.
Còn lại, chipset Southbridge sẽ hỗ trợ người sử dụng các chuẩn công nghệ mới nhất hiện nay như PCI – E, SATA, USB 3.0… Điều này cũng rất cần thiết khi muốn biết về các sự lựa chọn bạn cần thiết, bởi vì một số dòng chipset Southbridge không hỗ trợ nhiều chuẩn giao tiếp như RAID và âm thanh vòm. Và trên thực tế hiện nay, nhiều nhà sản xuất sẵn sàng chỉ định rõ ràng toàn bộ các tính năng có trên sản phẩm của họ mà không cần tập trung quá nhiều sự chú ý vào chipset Southbridge.
Do vậy, sự kết hợp giữa các tính năng, khả năng liên kết và tương thích, các dòng bộ vi xử lý… liên tục xuất hiện đi cùng với nhiều lựa chọn chỉ trong khoảng thời gian ngắn, chúng tôi không thể liệt kê chi tiết và cụ thể về những thông tin này tại đây. Thay vào đó, các bạn chỉ cần để ý kỹ đến những thông số kỹ thuật trên mainboard, và sau đó là tính năng cụ thể của chipset.
Các lựa chọn thêm:
